Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

Trung tâm đào tạo KPI – Học viện nhân sư (GSA) với khóa học KPI chất lượng

Học KPI ở đâu chất lượng? Trung tâm đào tạo KPI - Học viên nhân sư (GSA) sẽ là địa chỉ mà bạn nên biết nếu có nhu cầu xây dựng, triển khai BSC & KPI trong doanh nghiệp.

1. Học viện Nhân sư (GSA) - Trung tâm đào tạo KPI uy tín

Học viện Nhân sư hay GSA (Great Sphinx Academy) được thành lập từ năm 2021. Đây là học viện được hình thành tại núi Nhân sư - nơi dành cho các học viên học tập và trao đổi về Quản trị nhân sự.

GSA lấy 4 từ khóa làm key chính là Thành công - Cộng đồng - Tái tạo - Hệ thống với mong muốn đồng hành cùng học viên trên hành trình “leo núi Nhân sư”.

  • Thành công: Nếu bạn tin rằng bạn có thể thành công bằng năng lực của mình thì nơi này thuộc về bạn.
  • Cộng đồng: Học viện Nhân sư có một cộng đồng yêu thích quản trị nhân sự lớn và cũng giúp đỡ nhau thành công.
  • Tái tạo: GSA cam kết mang lại những tri thức phù hợp nhất cho các học viên.
  • Hệ thống: Các khóa học của GSA được hệ thống và logic, có chiều sâu để học viên trải nghiệm.

Cho đến nay, Học viện nhân sư đã mở được 66 lớp bao gồm Giải mã nhân sự, khóa học xây dựng & triển khai BSC và KPI, khóa học lương 3P với hơn 1000 học viên đã tham gia. Hiện tại, trung tâm đào tạo KPI - GSA (Học viện nhân sư) có 3 phân viện:
  • Phân viện Tập trung – tương tác trực tiếp (offline)
  • Phân viện Tập trung – tương tác online (virtual)
  • Phân viện Phi tập trung (video online): https://hocviennhansu.edubit.vn/
GSA hiểu rằng học viên phải làm việc sau khi học và GSA đang cố gắng làm vậy. Các khóa học có chi phí hợp lý, nội dung đào tạo thực tế, sát sườn và có thể thực hành ngay. Nếu bạn tìm kiếm một khóa học KPI chất lượng cho năm 2024 thì không thể bỏ qua Học viện nhân sự (GSA).

Để xây dựng và triển khai KPI hiệu quả, bạn cần hiểu sâu và có sự hỗ trợ khi cần. Nhưng đọc tài liệu hay tìm ra nguyên nhân chưa thể áp dụng thì chưa đủ, sẽ rút ngắn thời gian hơn nếu được cầm tay chỉ việc. Một khóa học về KPI chính là giải pháp không thể hoàn hảo hơn. Học viện nhân sự GSA chính là trung tâm đào tạo KPI uy tín bạn nên cân nhắc.

Tìm hiểu khóa học KPI online chất lượng 2024

KPI là một công cụ hữu ích để đánh giá hiệu suất trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu rõ chỉ số này và tầm quan trọng của KPI. Cùng tìm hiểu khóa học KPI chất lượng 2024 nhé.

Khóa học KPI được xây dựng bởi blogger/chuyên gia tư vấn nhân sự Nguyễn Hùng Cường. Anh Cường đã có 15 năm trong nghề nhân sự với nhiều dự án phục vụ cộng đồng nhân sự. Đồng hành với lớp học để cùng nghiên cứu về đào tạo nhân sự, quản lý doanh nghiệp và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi kiến thức về lĩnh vực nhân sự.

1. Lợi ích khi tham gia khóa học KPI

Khóa học KPI được áp dụng phương thức TỪNG - BƯỚC - MỘT. Cho nên, dù bạn là bất kỳ ai, thậm chí là một ông già 60 tuổi cũng có thể xây dựng một bảng KPI hiệu quả.

Nội dung khóa học bám sát thực tiễn:

Buổi 1: Tổng quan về BSC và KPI

Buổi 2: Thực hành xây dựng chiến lược, ý tưởng chiến lược và lập Bản đồ Chiến lược

Buổi 3: Thực hành xây dựng BSC công ty theo tình huống học viên lựa chọn

Buổi 4: Thực hành xây dựng KPI phòng ban theo đề nghị học viên trong tình huống

Buổi 5: Thực hành xây dựng KPI cho 1 vị trí theo đề nghị học viên trong tình huống.

Điểm đặc biệt của khóa học KPI là sau khi học xong phần lý thuyết, lớp học sẽ lựa chọn một CEO và các trưởng phòng để thành lập hội đồng chiến lược. CEO và các trưởng phòng sẽ xây dựng tình huống công ty. Sau đó, hội đồng Chiến lược sẽ họp với sự dẫn dắt của huấn luyện viên và quan sát các học viên khác để xây dựng.

2. Hậu đãi của khóa học KPI

Thực hiếm nơi nào đào tạo về BSC hay KPI mà khi bạn tham gia được tặng cả sách như ở Học viện nhân sư (GSA). Thông thường, sách sẽ là khoản phải mua thêm. Hơn thế, học xong học viên có sản phẩm rồi khóa học video để học lại (1,4 triệu). Sau học lại không mất gì mà còn được tặng thêm khóa video nữa, quá lời phải không?

Tham khảo tại: hocviennhansu.edubit.vn

Tiêu chí lựa chọn khóa học BSC & KPI online chất lượng

Đào tạo BSC KPI đang dần trở thành xu hướng nhờ sự phát triển của BSC và KPI. Hàng loạt đơn vị, doanh nghiệp mở các khóa học cả ngắn hạn và dài hạn, hướng đến những đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, khi lựa chọn khóa học BSC KPI, bạn cần cân nhắc kỹ càng nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

1. Chất lượng của huấn luyện viên/chuyên gia đào tạo

Để đánh giá chất lượng của một khóa học BSC KPI cần xem xét trên nhiều phương diện. Nhưng tiêu chí quan trọng hàng đầu là chất lượng của huấn luyện viên/chuyên gia đào tạo.

Ngày nay, chuyên gia là người hướng dẫn, dẫn dắt học viên để đạt được những mục tiêu học tập chứ không đơn thuần chỉ là người truyền đạt kiến thức. Do đó, lựa chọn chuyên gia không chỉ dựa theo chứng chỉ chuyên môn mà còn phải dựa trên những kết quả đã được chứng thực với những dự án thực tế thành công.

2. Tính thực tiễn của nội dung khóa học

Kiến thức về BSC và KPI là rất phổ biến. Nếu có nhu cầu tìm kiếm thông tin về hai công cụ này, chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy ở nhiều đầu sách hoặc trên mạng. Vậy nên, khóa học BSC KPI phải thỏa mãn yêu cầu về mặt kiến thức cũng như đảm bảo tính thực tiễn của nội dung.

Nếu khóa học chỉ cung cấp lý thuyết không thì có lẽ nó chỉ phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về công cụ BSC và KPI. Còn đối với những ai có mong muốn học và ứng dụng BSC KPI cho doanh nghiệp hay tìm kiếm một nền tảng cho tương lai công việc thì cần một khóa học có tính thực tiễn cao, phù hợp với thực tế của thị trường Việt Nam.

3. Lợi ích nhận được sau khóa học

Việc tham gia một khóa học ở thời điểm hiện tại cần mang lại những lợi ích cho bản thân học viên hoặc tổ chức của họ. Nguyên nhân do BSC là một công cụ quản trị và thực thi chiến lược để kết nối tầm nhìn của doanh nghiệp với hành động hàng ngày của đội ngũ thông qua kế hoạch, mục tiêu và các KPIs.

Hiểu rõ và biết cách sử dụng công cụ này là mục tiêu chính của khóa học BSC KPI. Nhưng quan trọng hơn cả là tạo cho học viên tiền đề sự nghiệp và tạo ra hiệu quả thực cho doanh nghiệp.

Khóa học BSC & KPI online chất lượng 2024

Các khóa học BSC KPI ngày càng dành nhận được nhiều sự quan tâm của học viên bởi sự tiềm năng và phát triển của hai công cụ này. Chuyên gia Nguyễn Hùng Cường với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự cũng xây dựng một khóa học BSC & KPI online chuyên sâu.

1. Phương pháp giảng dạy TỪNG - BƯỚC - MỘT

Khóa học xây dựng và triển khai BSC và KPI được áp dụng phương thức TỪNG - BƯỚC - MỘT. Cho nên, dù bạn là bất kỳ ai, thâm chín là một ông già 60 tuổi cũng có thể làm BSC, KPI chuyên nghiệp.

2. Nội dung khóa học sát với thực tiễn

Nội dung của khóa học BSC KPI như sau:

Buổi 1: Tổng quan về BSC và KPI với 3 phần:

- Phần 1 với các bức tranh:

+ Chụp cắt lớp doanh nghiệp với 6 tầng văn hóa

+ Sơ lược hệ thống Quản trị Nhân sự Doanh nghiệp

+ Tổng thể hệ thống Quản lý thực hiện công việc

+ Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống QL THCV

+ Các công cụ tối thiểu cần có để QL THCV

- Phần 2 BSC với bản đồ và 4 bức tường xây dựng DN

- Phần 3 KPI với:

+ Phân biệt các loại KPI

+ Các lưu ý khi xây KPI

+ Cách thức xây KPI

Buổi 2: Thực hành xây dựng chiến lược, ý tưởng chiến lược và lập Bản đồ Chiến lược

Buổi 3: Thực hành xây dựng BSC công ty theo tình huống học viên lựa chọn

Buổi 4: Thực hành xây dựng KPI phòng ban theo đề nghị học viên trong tình huống

Buổi 5: Thực hành xây dựng KPI cho 1 vị trí theo đề nghị học viên trong tình huống.

Điểm đặc biệt của khóa học BSC KPI là sau khi học xong phần lý thuyết, lớp học sẽ lựa chọn một CEO và các trưởng phòng để thành lập hội đồng chiến lược. CEO và các trưởng phòng sẽ xây dựng tình huống công ty. Sau đó, hội đồng Chiến lược sẽ họp với sự dẫn dắt của huấn luyện viên và quan sát của các học viên khác để xây dựng.

Cuối mỗi buổi thực hành, chúng mình đều có video quay lại up lên Hocviennhansu.edubit.vn để học viên xem và nghe lại. Mỗi một khóa học là một mô hình giả định khác nhau, bao nhiêu lớp thì bấy nhiêu tình huống nhưng anh chị vẫn được học lại hoàn toàn miễn phí.

Chi tiết: http://daotaonhansu.net/bsc/

3 khóa học nhân sự online ở Hà Nội mới nhất 2025

Từ lâu, nhân sự đã được đánh giá là một trong những bộ phận then chốt trong doanh nghiệp. Do đó, Nghề nhân sự được xem là một nghề hot hiện nay với nhu cầu ngày càng lớn. Dưới đây là các khóa học nhân sự online ở Hà Nội mới nhất 2025.

1. Giải mã Nghề nhân sự - Khóa học nhân sự online ở Hà Nội

Một trong các khóa học nhân sự online ở Hà Nội mà blognhansu.net chắn rằng bạn không thể bỏ qua đó là Giải mã Nghề nhân sự.

Cộng đồng nhân sự Việt Nam (HRs Community) với sứ mệnh “Sẻ chia tri thức - Gia tăng giá trị” đã cùng những chuyên gia nghiên cứu, đào tạo nhân sự, quản lý doanh nghiệp tổ chức dự án “Giải mã Nghề nhân sự” để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi về lĩnh vực quản trị nhân sự.

Khóa học nhân sự online ở Hà Nội - Giải mã Nghề nhân sự sẽ phù hợp với những người mới “chân ướt chân ráo” vào nghề, mới “đá sân” vào nghề hay những HR muốn có cái nhìn mới về công việc của mình. Cùng bước vào “thế giới” nội dung của Khóa học Nghề nhân sự này nhé!

2. Xây dựng và triển khai chiến lược BSC&KPI - Khóa học nhân sự online ở Hà Nội

BSC và KPI được coi là “cặp bài trùng” để thực thi chiến lược trong doanh nghiệp hiệu quả. Nhưng làm thế nào để xây dựng và ứng dụng bộ đôi công cụ này thì cần quá trình chuẩn chỉnh. Doanh nghiệp phải làm sao để triển khai hệ thống không bị chồng chéo, nửa vời hay nhầm lẫn với các hoạt động, …

Một cách để xây dựng và triển khai BSC&KPI chuyên nghiệp trong doanh nghiệp là cần hiểu sâu và có thể có sự hỗ trợ khi cần. Ngoài đọc tài liệu, bạn có thể tham gia các khóa học nhân sự online vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi.

3. Kỹ thuật xây dựng và triển khai hệ thống lương 3P - Khóa học nhân sự online ở Hà Nội

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng tồn tại câu hỏi “Làm thế nào để trả lương cho nhân viên chính xác nhất?”. Trên thế giới hiện nay, có nhiều cách tính lương nhân viên, trong đó, hệ thống lương 3P được hoàn thiện và áp dụng phổ biến nhất.

Lương 3P giúp đảm bảo công bằng cho cả hai bên: nhân viên nhận về số tiền xứng đáng với công sức đóng góp cho công ty, công ty thì giữ chân được người tài và không phải lãng phí tiền cho những người không có năng lực thực sự.

Bạn đang băn khoăn không biết xây dựng hệ thống lương 3P phải bắt đầu như thế nào, làm thế nào? Các khóa học nhân sự online ở Hà Nội về hệ thống lương 3P của HrShare Community và GSA Academy sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này. Bạn sẽ nhận được gì khi tham gia khóa học lương 3P?

3 khóa học nhân sự ngắn hạn không thể bỏ qua

Hiểu được tầm quan trọng của nghề nhân sự, chuyên gia tư vấn nhân sự Nguyễn Hùng Cường đã mở ra các khóa học nhân sự ngắn hạn để cùng giao lưu, học hỏi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.

1. Giải mã Nghề nhân sự - Khóa học nhân sự ngắn hạn

Một trong các khóa học nhân sự ngắn hạn mà chắn rằng bạn không thể bỏ qua đó là Giải mã Nghề nhân sự.

Bạn hãy tưởng tượng, chúng ta sẽ có một ngọn núi chuyên ngành dành cho các HR “thân yêu”. Đương nhiên, chúng ta không thể “nhảy” lên đỉnh ngay được mà phải leo từ từ đúng không?

Thực tế cũng vậy, cho dù bạn có bước vào hành trình thế nào thì hãy nên học những điều cơ bản và nền tảng trước. Giải mã Nghề nhân sự sẽ là khóa học lý tưởng để bạn trang bị những kiến thức cơ bản nhất.

2. Xây dựng và triển khai chiến lược BSC&KPI - Khóa học nhân sự ngắn hạn

BSC và KPI được coi là “cặp bài trùng” để thực thi chiến lược trong doanh nghiệp hiệu quả. Nhưng làm thế nào để xây dựng và ứng dụng bộ đôi công cụ này thì cần quá trình chuẩn chỉnh. Doanh nghiệp phải làm sao để triển khai hệ thống không bị chồng chéo, nửa vời hay nhầm lẫn với các hoạt động, …

Một cách để xây dựng và triển khai BSC&KPI chuyên nghiệp trong doanh nghiệp là cần hiểu sâu và có thể có sự hỗ trợ khi cần. Ngoài đọc tài liệu, bạn có thể tham gia các khóa học nhân sự ngắn hạn vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi. Sẽ tuyệt vời hơn nếu được cầm tay chỉ việc, khóa học nhân sự online 2023 này của HrShare và GSA Academy sẽ làm hài lòng bạn đấy!

3. Kỹ thuật xây dựng và triển khai hệ thống lương 3P - Khóa học nhân sự ngắn hạn

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng tồn tại câu hỏi “Làm thế nào để trả lương cho nhân viên chính xác nhất?”. Trên thế giới hiện nay, có nhiều cách tính lương nhân viên, trong đó, hệ thống lương 3P được hoàn thiện và áp dụng phổ biến nhất.

Lương 3P giúp đảm bảo công bằng cho cả hai bên: nhân viên nhận về số tiền xứng đáng với công sức đóng góp cho công ty, công ty thì giữ chân được người tài và không phải lãng phí tiền cho những người không có năng lực thực sự.

Bạn đang băn khoăn không biết xây dựng hệ thống lương 3P phải bắt đầu như thế nào, làm thế nào? Các khóa học nhân sự online 2023 về hệ thống lương 3P của HrShare Community và GSA Academy sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Lương khởi điểm là gì? Một số yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm

Hầu hết sinh viên sau khi ra trường thì việc đầu tiên họ làm là nộp CV vào các doanh nghiệp.  Đây cũng là lúc bạn nhận mức lương khởi điểm đầu tiên trên hành trình sự nghiệp của mình. Vậy lương khởi điểm là gì? Một số yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Lương khởi điểm là gì?

Lương khởi điểm tiếng anh là Starting Salary. Đây là khái niệm được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực quản lý nhân sự.  Lương khởi điểm được hiểu là mức lương nhân viên nhận được khi bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp.

Đây là mức lương tối thiểu nhà tuyển dụng cam kết sẽ chi trả cho người lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp hay phúc lợi.

2. Lương khởi điểm quan trọng như thế nào?

2.1 Đối với người lao động

- Lương khởi điểm có tầm quan trọng rất lớn trong việc đưa ra quyết định chấp nhận công việc của người lao động.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi tiêu và tiết kiệm của người lao động, nếu mức lương không đủ tiêu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

- Là yếu tố tác động đến cam kết và hiệu suất lao động trong doanh nghiệp. Khi nhận được mức lương hợp lý, người lao động sẽ có thêm động lực, sẵn sàng cống hiến hết mình.

2.2 Đối với nhà tuyển dụng

- Ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của doanh nghiệp, là yếu tố thu hút nhân tài vào doanh nghiệp.

- Thu hút nhân sự, mức lương cạnh tranh sẽ giúp bạn chinh phục được nhân tài vào làm việc cho doanh nghiệp mình, dễ dàng hơn trong việc quản lý chi phí nhân sự.

3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm.

Dưới đây, Blognhansu sẽ đưa ra cho bạn 5 yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm:

3.1 Bằng cấp và trình độ học vấn

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến lương khởi điểm mà bạn nhận được khi bắt đầu công việc tại các doanh nghiệp.

Đối với những người có bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được đánh giá cao, bởi họ đã đầu tư thời gian công sức để nâng cao kỹ năng và vốn kiến thức của mình. Do đó mức lương của họ sẽ cao hơn so với người có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng.

3.2 Kinh nghiệm làm việc

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương khởi điểm của người lao động khi làm việc trong doanh nghiệp.

Những ứng viên có kinh nghiệm sẽ được đánh giá cao. Nếu bạn có kỹ năng làm việc thực tế, có kiến thức cũng như có thành tích xuất sắc thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận mức lương khởi điểm cao hơn so với những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm.

3.3 Ngành nghề ứng tuyển

Những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu mức lương khởi điểm sẽ cao hơn, lý do là vì thị trường lao động chưa màu mỡ, ít người có kinh nghiệm. Mức lương vị trí quản lý cũng sẽ cao hơn so với nhân viên.

3.4 Thị trường lao động

Thị trường lao động cũng ảnh hưởng ít nhiều tới lương khởi điểm. Đối với những ứng viên sở hữu kỹ năng đặc biệt, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức lương khởi điểm cao để thu hút và giữ chân nhân sự, ngược lại những lĩnh vực cạnh tranh cao mức lương khởi điểm sẽ thấp hơn.

3.5 Khả năng đàm phán và kỹ năng mềm

Nếu bạn có khả năng đàm phán tốt, bạn có thể deal lương khởi điểm cao hơn. Ngoài các yếu tố kỹ năng mềm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mức lương khởi điểm của người lao động như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm...

Lời kết,

Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu được lương khởi điểm là gì? Một số các yếu tố ảnh hưởng tới lương khởi điểm. Mong rằng bạn sẽ trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm cũng như ngành nghề phù hợp để có mức lương khởi điểm mà bạn mong muốn. Chúc bạn thành công!


KRA là gì? Các bước xây dựng KRA tại doanh nghiệp hiệu quả

 Nếu như quan tâm tới việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp thì chắc hẳn bạn phải nghe tới - KRA - khái niệm quan trọng trong quản trị hiệu suất. Vậy KRA là gì? Các bước xây dựng KRA như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. KRA là gì?

KRA (Key Result Area) là một thuật ngữ được sử dụng trong quản lý hiệu suất và đánh giá kết quả trong tổ chức, phòng ban, đội nhóm hoặc một cá nhân. Nó đề cập đến những lĩnh vực quan trọng và kết quả chính mà một người hoặc một tổ chức cần tập trung để đạt được thành công.

KRA có thể liên quan trực tiếp đến sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của mọi người trong tổ chức. Nó tạo ra khung cơ bản để định hướng và tập trung nỗ lực cũng như tài nguyên của mọi người trong tổ chức.

KRA và KPI liên quan chặt chẽ tới nhau, KRA là xác định lĩnh vực mục tiêu, trong khi KPI đo lường sự thành công và tiến độ đạt được trong từng KRA.

2. Các bước xây dựng KRA tại doanh nghiệp

2.1 Bước 1: Đánh giá cách hoạt động của từng vị trí 

Để xây dựng KRA hãy kiểm tra vai trò nhiệm vụ của bạn và viết ra. Đánh giá công việc và hoạt động của từng vị trí giúp xác định nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cần đạt được. Bạn có thể thực hiện thông qua việc phân tích công việc, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực, tìm hiểu về quy trình hiện tại của tổ chức.

2.2 Bước 2: Thảo luận với các cấp quản lý có liên quan

Sau khi đánh giá công việc, bạn nên thảo luận với trưởng nhóm hoặc sếp trực tiếp quản lý bạn để trao đổi KRA mà bạn phải làm hoặc cần đạt được. Việc này tạo ra cơ hội để đồng bộ hóa thông tin, hiểu rõ ràng kỳ vọng và xác định các phạm vi hoạt động cụ thể. Ngoài ra nên trao đổi các KRA phải làm với nhóm để đạt được sự thống nhất giữa các cấp với nhau và hướng tới mục tiêu chung.

2.3 Bước 3: Vạch ra mục tiêu chi tiết và cụ thể cho công việc

Dựa vào bước 2, bạn có thể phác thảo các nhiệm vụ cụ thể, quan trọng mà bạn thực hiện, chịu trách nhiệm và đánh giá xem có phù hợp hay không hay có thể phù hợp với vai trò khác. Mục tiêu là đảm bảo bạn hiểu rõ công việc và nhiệm vụ của mình là gì và có phù hợp với vai trò của bạn không. 

2.4 Bước 4: Xác định KRA

Dựa vào các bước nêu trên xác định KRA cho từng vị trí, là những lĩnh vực chính và mục tiêu vị trí đó tập trung vào. Đây là những mục tiêu quan trọng mà mục tiêu vị trí đó cần tập trung vào và có ảnh hưởng lớn đến thành công của tổng thể của cá nhân hoặc bộ phận. KRA cần xác định rõ ràng và cụ thể đảm bảo sự đóng góp trực tiếp cho tổ chức.

2.5 Bước 5: Viết KRA thành các văn bản

Văn bản KRA nên được soạn thảo một cách chính xác và chính thống, để tất cả các bên liên quan đồng ý với các KRA đã vạch ra và ký vào tài liệu để biến nó thành chính thức.

2.6 Bước 6: Xem xét và cập nhật KRA thường xuyên

KRA không phải công cụ tĩnh mà nó cần được xem xét và cập nhật thường xuyên. Hãy xem xét KRA định kỳ để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của chúng, cập nhật khi cần thiết để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu mới.

Lời kết,

Có thể nói KRA là một trong những chỉ số quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay để đánh giá kết quả và hiệu quả công việc dựa trên những kết quả chủ yếu trên mỗi đầu mục mà nhân viên cần thực hiện. Mong rằng bạn đã hiểu rõ được KRA là gì và áp dụng được KRA trong doanh nghiệp của bạn nhé.

Recruiter là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành một Recruiter giỏi

Recruiter là một vị trí quan trọng trong HR. Vậy Recruiter là gì? Cần có những kỹ năng gì để trở thành một Recruiter giỏi. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Recruiter là gì?

Recruiter hay còn gọi là nhà tuyển dụng. Họ là người tìm kiếm ứng viên đáp ứng cho một vị trí cụ thể. Các nhà tuyển dụng thường làm việc trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp và ứng viên để giúp công ty tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất.

2. Đặc điểm chung của Recruiter 

Nhà tuyển dụng mang những đặc điểm chung như sau:

2.1 Làm việc trong một doanh nghiệp

Recruiter thường là những người làm việc trong công ty, họ đóng vai trò nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên phù hợp mà công ty đang tuyển dụng. Vì thế, họ rất hiểu về công việc cũng như văn hóa công ty.

2.2 Làm việc theo chuyên ngành

Recruiter là những người làm việc theo chuyên ngành. Họ cần tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực để có thể trở thành một nhân viên trong bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp.

2.3 Trực tiếp Deal Lương và Tuyển dụng

Họ không chỉ phụ trách toàn bộ quá trình tuyển dụng từ tìm kiếm ứng viên, lọc hồ sơ, phỏng vấn,..., Recruiter còn là người trực tiếp deal lương với ứng viên. Hai bên sẽ cùng trao đổi và thỏa thuận về mức lương, phúc lợi để có thể chinh phục được nhân tài cho công ty.

3. Các kỹ năng cần thiết để trở thành một Recruiter giỏi 

Dưới đây, Blognhansu sẽ “bật mí” cho bạn 5 kỹ năng để trở thành một Recruiter giỏi. 

3.1 Bao quát được công việc

Nhà tuyển dụng phải có khả năng bao quát để có thể hoàn thành tốt được công việc của mình. Ngoài những nhiệm vụ liên quan đến tuyển dụng, Recruiter cũng phải nắm được các vị trí trong công ty để hiểu rõ về yêu cầu tuyển dụng, từ đó đưa ra kế hoạch tuyển dụng phù hợp nhất với từng vị trí.

3.2 Giao tiếp tốt

Công việc này đòi hỏi phải làm việc với rất nhiều người. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là yếu tố cực kỳ quan trọng. Recruiter phải có khả năng giao tiếp để truyền đạt thông tin, thuyết phục ứng viên tiềm năng cũng như hỗ trợ nhân viên mới hội nhập. Bên cạnh đó, kỹ năng này giúp nhà tuyển dụng có thể làm việc với các bộ phận khác để hiểu hơn về các vị trí tuyển dụng.

3.3 Chịu được áp lực công việc

Trong vai trò là một nhà tuyển dụng, người làm sẽ phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía như: cấp trên, ứng viên hay các bộ phận trong công ty. Vậy nên, khi rèn luyện được khả năng chịu áp lực tốt, Recruiter có thể bình tĩnh xử lý vấn đề một cách hiệu quả nhất.

3.4 Nắm bắt nhanh những xu hướng mới

Thị trường tuyển dụng luôn thay đổi không ngừng. Do vậy, nhà tuyển dụng cần nắm bắt, cập nhật nhanh chóng những xu hướng mới đẻ tiếp cận và thu hút nhiều ứng viên tiềm năng hơn.

3.5 Học hỏi không ngừng để phát triển bản thân

Bất cứ vị trí nào cũng cần phải học hỏi không ngừng. Đó là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Chủ động trau dồi, nâng cao kiến thức sẽ giúp nhà tuyển dụng ngày một hoàn thiện hơn, từ đó sẽ nhận được sự đánh giá cao từ cấp trên cũng như có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

Lời kết,

Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu được Recruiter là gì? Các kỹ năng cần thiết để thành một Recruiter giỏi. Mong rằng bạn luôn luôn trau dồi, đúc kết kinh nghiệm và kiến thức để có thể trở thành một Recruiter như bạn mong muốn nhé. Chúc bạn thành công!


Phương pháp Pomodoro là gì? Pomodoro mang lại những lợi ích gì?

 Phương pháp Pomodoro được áp dụng nhiều trong công việc, học tập. Nhưng phương pháp này nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Vậy phương pháp Pomodoro là gì? Pomodoro mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Phương pháp Pomodoro là gì?

Phương pháp Pomodoro có tên tiếng anh đầy đủ là Pomodoro Technique, là một phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc.

Pomodoro xuất hiện vài năm 1980 và người sáng lập phần mềm này là France Cirillo. Pomodoro trong tiếng Ý có nghĩa là quả cà chua, France Cirillo đã sử dụng đồng hồ hình quả cà chua để theo dõi thời gian khi tạo ra phương pháp này. Ông đã đưa ra cách thức làm việc (học tập) có sự tập trung cao độ trong thời gian 25 phút sau đó là nghỉ 5 phút rồi lại bắt đầu với phiên làm việc mới 25 phút.

Từ đó, phương pháp này đã hỗ trợ và cải thiện cho mọi người về phương diện thời gian, giúp thời gian sinh hoạt, làm việc được quy củ, hiệu quả và năng suất hơn.

2. Pomodoro mang lại những lợi ích gì?

2.1 Tăng khả năng tập trung 

Làm việc trong khoảng thời gian 25 phút và biết rằng thời gian nghỉ ngơi sẽ chờ bạn và giúp bạn tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ của mình. Thay vì nửa tập trung hàng giờ và bị phân tâm khi lướt điện thoại hoặc trò chuyện cùng bạn bè, bạn hãy dành ra 25 phút trong chế độ làm việc tập trung và hiệu quả. Bạn cũng cảm thấy tốt hơn nhiều nếu được nghỉ ngơi một chút khi biết rằng mình thật sự đã làm việc hiệu quả và tận tâm với công việc của mình.

2.2 Theo dõi thời gian và tiến độ công việc chính xác

Bạn có thể dành thời gian mình dành cho mỗi việc bằng cách theo dõi số lượng Pomodoro dành cho nhiệm vụ đó. Nếu thời gian không như dự kiến có thể điều chỉnh lại kế hoạch để đảm bảo tính khoa học hơn.

2.3 Duy trì năng lượng và sự cân bằng

Các ban có thể đi ra khỏi chỗ làm, vận động nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc thư giãn trong khoảng thời gian nghỉ ngắn giữa các Pomodoro. Việc này hỗ trợ phục hồi năng lượng và cân bằng tâm lý trong quá trình làm việc.

2.4 Thực hiện tốt những công việc quan trọng

Khi chia công việc cụ thể thành các đơn vị rõ ràng bạn có thể xác định được khối lượng cần hoàn thành trong mỗi Pomodoro. Điều này giúp ta tập trung vào công việc quan trọng nhất, tránh bị lạc hướng bởi công việc ít quan trọng hơn.

3. Các bước thực hiện phương pháp Pomodoro

Quá trình thực hiện phương pháp theo 5 bước như sau:

- Bước 1: Chọn một công việc bất kỳ bạn cần làm. Dù là công việc to hay nhỏ cũng cần dành trọn sự tập trung và năng lượng để làm việc.

- Bước 2: Đặt chuông báo với khoảng thời gian phù hợp, thường là 25 phút.

- Bước 3: Làm việc cho đến khi hết thời gian đã định, không để ngoại cảnh tác động lên bản thân.

- Bước 4: Khi bạn hoàn thành xong 1 Pomodoro có thể nghỉ ngơi 5 phút. 

- Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao, bạn có thể chọn nghỉ dài hơn từ 10, 15 hay 30 phút tùy vào mỗi người.

Lời kết,

Bài viết trên đã giúp ta hiểu được phương pháp Pomodoro là gì và lợi ích của nó. Nhìn chung, Pomodoro giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc và quản lý thời gian thông minh. Mong rằng bạn có thể sử dụng phương pháp này vào công việc hàng ngày của mình nhé.


EVP là gì? Các bước xây dựng EVP hiệu quả

Bất kể doanh nghiệp nào cũng đều muốn chiêu mộ được những nhân viên ưu tú, xuất sắc nhất. EVP chính là giải pháp cho vấn đề nan giải này. Vậy EVP là gì? Các bước để xây dựng EVP hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. Vậy EVP là gì?

Employee Value Proposition (viết tắt là EVP) nghĩa là định vị giá trị nhân viên, là một khái niệm cơ bản trong tuyển dụng.

EVP được dùng để chỉ ra những đặc trưng của tổ chức, doanh nghiệp mà có thể đem ra để thu hút người lao động. EVP bao gồm:

  • Những thứ hữu hình như: lương thưởng, chế độ đãi ngộ, chương trình đào tạo, tập huấn phát triển,...
  • Những yếu tố vô hình thuộc về giá trị doanh nghiệp như: môi trường làm việc ổn định, tính gắn kết nội bộ, nỗ lực đạt đến sự hoàn hảo,...

2. Các bước xây dựng EVP hiệu quả

Dưới đây là 6 bước để xây dựng EVP hiệu quả.

Bước 1: Liệt kê các chế độ đãi ngộ doanh nghiệp đang áp dụng

Trước khi bắt tay vào xây dựng EVP bạn hãy đánh giá lại một lượt các chế độ doanh nghiệp đang áp dụng với nhân viên hiện tại. Hãy tự hỏi bản thân “Lý do vì sao mình lại làm việc cho doanh nghiệp?”. Câu trả lời của bạn sẽ được đồng ý bởi phần lớn nhân viên.

Bạn cần liệt kê lợi ích của những chế độ đó vào 2 cột. Cột thứ nhất là lợi ích hữu hình và cột thứ hai là lợi ích vô hình.  Bạn hãy ngẫm nghĩ xem những lợi ích này có đáp ứng được nhu cầu của ứng viên tiềm năng hay không.

Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu ứng viên

Một vài cuộc nghiên cứu được thực hiện sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn điều mà ứng viên tiềm năng mong muốn và cần. Bạn có thể bắt đầu từ việc phân tích dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp, có thể là dữ liệu ứng viên mà phần mềm tuyển dụng lưu trữ, hoặc sử dụng công cụ online để khảo sát nội bộ hoặc thực hiện phỏng vấn theo nhóm.

Những câu hỏi mà bạn có thể khảo sát nhân viên:

  • Trên thang điểm 10, bạn đánh giá độ hài lòng của mình khi làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu?
  • Chế độ nào mà bạn cảm thấy giá trị nhất khi nhận được?
  • Những chế độ mà bạn nhận được có đáp ứng kỳ vọng của bạn không?
  • Bạn có sẵn lòng giới thiệu ứng viên là bạn bè hoặc người thân vào làm việc tại doanh nghiệp không? 

Bạn cũng cần phân tích kết quả thu được bằng cách phân chia chúng với các nhóm nhân viên khác nhau như: nhân viên Sales, Marketing, Developer,... và tìm ra nhu cầu chung nhất của tất cả những nhóm này - đây chính là điều mà bạn nên đề cập đến trong tin đăng tuyển dụng vị trí tương tự.

Nghiên cứu EVP của đối thủ cạnh tranh, biến doanh nghiệp thành nơi lý tưởng trong mắt ứng viên cũng là một cách để tạo ra sự khác biệt.

Bước 3: Luận bàn với cấp quản lý

Bạn hãy đào sâu hơn vào kết quả nghiên cứu bằng cách tham vấn ý kiến của những người có tiếng nói trong doanh nghiệp như cấp quản lý, cổ đông lớn,...Để từ đó bạn sẽ quyết định được chế độ và lợi ích nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.

Bước 4: Xây dựng EVP

Với bước này bạn nên tự tạo EVP cho doanh nghiệp. Hãy sử dụng bước 2 và bước 3 để thực hiện hóa những điều mà người lao động đang mong đợi. 

Bước 5: Áp dụng EVP vào thực tiễn

Nhiệm vụ tiếp theo bạn cần làm là công bố các ứng viên tiềm năng cũng như nhân sự hiện đang làm việc cho doanh nghiệp.

EVP cần được đưa vào quá trình tuyển dụng, chẳng hạn như: thông tin tuyển dụng trên website, các mạng xã hội, ấn phẩm marketing của doanh nghiệp,...

Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh EVP 

EVP đưa ra có phù hợp với môi trường doanh nghiệp không? Có đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ứng viên và nhân sự hiện tại. Hãy đo độ hiệu quả của EVP và xem xét điều chỉnh nếu cần để duy trì sự minh bạch trong quản lý và giữ mối quan hệ với nhân viên.

Lời kết,

Blognhansu mong rằng bạn đã hiểu về khái niệm EVP là gì và cách xây dựng EVP hiệu quả để bạn có thể cải thiện cũng như phát triển thương hiệu tuyển dụng trong doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!


5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

John Maxwell là một chuyên gia lãnh đạo, tác giả bán chạy nhất, đồng thời là người sáng lập Tập đoàn John Maxwell nổi tiếng thế giới. Maxwell đã đưa ra 5 cấp độ lãnh đạo bao gồm Vị trí, quyền, sản xuất, phát triển con người và đỉnh cao. Hãy cùng tìm hiểu về các cấp độ này nhé.

1. Cấp độ 1: Position - Chức vụ

Đây là cấp thấp nhất - cấp đầu vào. Những người chỉ đạt đến cấp độ 1 có thể là Sếp nhưng họ không bao giờ là nhà lãnh đạo. Họ có cấp dưới, không phải thành viên trong nhóm. Họ dựa vào các quy tắc, quy định, chính sách và sơ đồ tổ chức để kiểm soát và tuân theo họ trong ranh giới đã nêu trong thẩm quyền của họ.

Chức vụ là cấp độ duy nhất không đòi hỏi khả năng và nỗ lực để đạt được. Bát kỳ ai cũng được bổ nhiệm vào một vị trí. Đây là một khởi đầu tốt nhưng mọi nhà khao khát phát triển vượt ra ngoài cấp độ 1.

2. Cấp độ 2: Permission - Quyền (Sự cho phép)

Việc chuyển từ vị trí sang quyền hạn sẽ mang đến bước đầu tiên thực sự của một người trong vai trò lãnh đạo. Lãnh đạo là ảnh hưởng, khi nhà lãnh đạo học cách hoạt động ở mức cho phép, mọi thứ sẽ thay đổi. Mọi người không chỉ tuân theo mệnh lệnh mà họ làm như vậy bởi vì họ thực sự muốn.

Khi mọi người cảm thấy được yêu thích, quan tâm, quý trọng và tin cậy, họ bắt đầu làm việc cùng với người lãnh đạo của họ. Điều này có thể thay đổi toàn bộ môi trường làm việc.

3. Cấp độ 3: Production - Định hướng kết quả (Sản xuất)

Kết quả cuối cùng là cơ sở để đánh giá phẩm chất của một nhà lãnh đạo để nhân viên luôn tin tưởng và ở lại. Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo không thể chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 khiến họ dường như không tạo ra bất kỳ kết quả tích cực nào cho tổ chức

Để đạt được kết quả tích cực trong giai đoạn này, nhà lãnh đạo nên tập trung vào hai mục tiêu là tạo ra kết quả và đào tạo con người. Con người thực sự là yếu tố cốt lõi để thành công. Nhân viên có trình độ và hỗ trợ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

4. Cấp độ 4: People Development - Phát triển nhân lực

Phát triển nhân sự và thu hút nhân tài rất cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi nhân viên sẽ có cơ hội trở thành lãnh đạo sau khi gặt hái được những thành tựu và lợi ích to lớn. Điều này sẽ xây dựng một thế hệ trẻ thành công cho doanh nghiệp.

5. Cấp độ 5: Pinnacle - Đỉnh cao

Trên thực tế, không nhiều nhà lãnh đạo có thể đạt đến cấp độ này. Ở giai đoạn này, người lãnh đạo cần có kỹ năng chuyên sâu và khả năng lãnh đạo. Họ sẽ tạo nên thành tích và đóng góp to lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp và mang lại phúc lợi cho nhân viên.

Các nhà lãnh đạo ở mức độ 5 thường có tầm ảnh hưởng lớn, kể cả bên ngoài doanh nghiệp và lĩnh vực mà họ đang làm việc. Khi đạt được cấp độ lãnh đạo này, nhà lãnh đạo nên tiếp tục đào tạo và phát triển các nhà lãnh đạo tiềm năng tiếp theo, tạo thêm danh tiếng và đóng góp những khác biệt tích cực. Trên thực tế, cấp độ 5 của lãnh đạo chính là tạo ra một thế hệ kế thừa tốt hơn.

Lời kết,

Mong ra bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell. Cảm ơn bạn đã đọc và hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo nhé.


Trải nghiệm nghề nhân sự cùng CEO với “Blog nhân sự” quyển 4,5

 Bộ sách “Blog nhân sự” của tác giả Nguyễn Hùng Cường đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về nghề nhân sự. Với quyển 4 “CEO & Quản trị Nhân sự - Hệ thống QTNS cần có là gì?” Và quyển 5 “Tái tạo Nhân sư - Nâng cấp hệ thống quản trị hiệu suất tổ chức theo BSCvsKPI” sẽ giúp cho các CEO hiểu về hệ thống quản trị nhân sự cũng như nâng cấp nó theo phương pháp BSCvsKPI. Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Hùng Cường 

Nguyễn Hùng Cường hay Cường “kinhcan” là một blogger/thành viên nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực HR. Anh Cường tham gia lĩnh vực Nhân sự từ năm 2008. Hiện nay, Nguyễn Hùng Cường đang là CEO của công ty KC24 chuyên về quản trị nhân sự, đồng thời là admin HrShare Community và chuyên gia tư vấn Hệ thống quản trị nhân sự. 

Sứ mệnh của tác giả Nguyễn Hùng Cường đó là: trở thành cầu nối để hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp cho mọi người trong cộng đồng Nhân sự, nhất là những người mới vào nghề. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành viên trong cộng đồng kết nối, liên kết và tạo hội nhóm với nhau. Chia sẻ tri thức, nâng tầm vị thế nghề Nhân sự lên.  Nói tóm gọn lại, sứ mệnh của anh là: Quản trị tri thức cho Cộng đồng Nhân sự. Các dự án đó được gọi chung là KC24 Group.

2. Review quyển 4 “CEO & Quản trị Nhân sự - Hệ thống QTNS cần có là gì?” Và quyển 5 “Tái tạo Nhân sư - Nâng cấp hệ thống quản trị hiệu suất tổ chức theo BSCvsKPI”

2.1 Quyển 4 “CEO & Quản trị Nhân sự - Hệ thống QTNS cần có là gì?” 

Quyển 4 tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để hiểu các vấn đề về Quản trị Nhân sự. Tác giả cố vẽ ra một bức tranh lớn và sau đó đi vào vẽ từng chi tiết của bức tranh đó. Tuy nhiên CEO không phải là một HRM nên các bài viết phải đạt được mức độ dễ hiểu nhất định và có tính ứng dụng.

Sách có 3 chương đi từng phần. 

Chương 1: Tổng quan về QTNS cho CEO. Đây là chương viết về tổng thể các vấn đề QTNS từ chiến lược cho đến hệ thống Quản trị Nhân sự. Các yếu tố tác động, các quy tắc và những lưu ý về Quản trị Nhân sự của công ty. Chương gồm 10 bài viết.

Chương 2: Hệ thống QTNS: Công cụ và Con người QTNS. Chương này đi vào chi tiết các vấn đề liên quan đến Hệ thống quản trị Nhân sự. Hệ thống cần công cụ gì, cách ứng dụng ra sao, con người thế nào để cho tốt và tối ưu.

Chương 3: Kỹ năng – Kiến thức QTNS dành cho CEO. Chương này giống như chương 2, đi vào chi tiết nhưng là các vấn đề liên quan đến bản thân CEO. Tác giả đi theo cấu trúc Tuyển – Dạy – Dùng – Giữ - Thải. Với từng phần, tác giải cố gắng bao quát hết các vấn đề, đưa ra tình huống và một số từ khóa để độc giả hiểu và có ý niệm về nó. Toàn bộ sách là góc nhìn khác dành cho CEO khi nói về QTNS. Một góc nhìn tổng thể, ngắn gọn và đủ ứng dụng trong Doanh nghiệp.

2.2 Quyển 5 “Tái tạo Nhân sư - Nâng cấp hệ thống quản trị hiệu suất tổ chức theo BSCvsKPI” 

Cuốn sách được viết thành dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết được viết ra sẽ phải làm sao cho người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó. 

Cuốn sách này cho chúng ta thấy rõ phương pháp xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất theo BSC mix JD – KPI hay còn gọi là BSC&KPI phù hợp với môi trường Quản trị Nhân sự tại Việt Nam. 

Do sách này có mục tiêu: “Người đọc làm được” và “Đọc không chán” nên nó được viết thành dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết được viết ra sẽ phải làm sao cho người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó, có đầu có đuôi.

Sách có 3 phần như sau:

Phần 1 - Quản trị hiệu suất (PM) và các bước xây dựng: Với phần đầu tiên này chúng ta sẽ thấy được tổng quan về hệ thống quản lý thực hiện công việc qua các bước triển khai phương pháp kết hợp BSC – KPI và JD – KPI. Từ các phương pháp kết hợp đó, ta sẽ đưa ra các bước triển khai xây dựng hệ thống quản trị hiệu suất qua các giai đoạn của từng tình huống khác nhau. 

Phần 2 -  Kinh nghiệm tái tạo hệ thống Quản trị hiệu suất theo BSCvsKPI: Sau khi hình dung được cách triển khai ở phần 1, nếu muốn mường tượng thực tế cách triển khai độc giả đọc thêm phần 2 về các kinh nghiệm của tác giả với hệ thống quản trị hiệu suất BSCvsKPI là có thể nắm rõ và áp dụng được.

Phần 3 - Phụ lục biểu mẫu ví dụ triển khai 

Nói tóm gọn, quyển 5 tổng quan đó là tìm ra bản đồ chiến lược cho công ty. Sau đó từ bản đồ tìm ra BSC và có BSC sẽ đến phân bổ các thước đo chiến lược (KGI) cho bộ phận rồi tìm ra các KPI nhỏ hơn của bộ phận phục vụ cho chiến lược, giúp KGI hoàn thành. Khi có KPI của bộ phận từ chiến lược, tìm thêm các KPI chức năng để tạo thư viện KPI cho bộ phận. Từ thư viện KPI của bộ phận phân bổ KPI cho các vị trí. Cuối cùng, rút gọn các KPI để làm thành thẻ KPI cho từng vị trí.

Lời kết,

Trên đây là review về 2 cuốn sách "Blog Nhân sự" mới nhất của tác giả Nguyễn Hùng Cường. Dù là người mới vào nghề hay những người đang làm nghề, bất cứ ai khi đọc cuốn sách này đều sẽ hiểu thêm về điều gì đó thì cuốn sách “Blog nhân sự” chắc chắn là nguồn cảm hứng cho những người muốn làm nhân sự. Mong rằng, cuốn sách này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường dẫn đến thành công của bản thân.


“Mách” bạn cách xây dựng KPI từ OGSM hiệu quả

Như các bài viết trước chúng ta đã hiểu OGSM là gì và KPI là gì. Theo đó, OGSM được dùng để định lượng hiệu quả, ra được các KPi trong công việc. Vậy làm thế nào để xây dựng KPI từ OGSM hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cách triển khai OGSM để tìm ra KPI hiệu quả

Ta nên bắt đầu từ xác định mục tiêu tổng thể của tổ chức (Objectives). Từ đó, hình thành nên đích ngắm (Goals) để đạt mục tiêu trên. Dựa trên cơ sở đó, lãnh đạo đưa ra những chiến lược nhằm đạt được đích ngắm và đo lường, xem xét tiến trình và sự hiệu quả trong thực thi chiến lược. Ta có hai phiên bản triển khai như sau:

Phiên bản triển khai 1: Coi O như là chiến dịch (tổng hợp của nhiều chiến lược). G là chiến lược (mục đích), S là chiến thuật. M là chỉ số và chỉ tiêu cần đạt (KPI). Triển khai như sau:


Giai đoạn 1: Làm OGSM cho công ty

Bước 1: Xác định chiến dịch (nhóm chủ đề chiến lược hoặc viễn cảnh) (O)

Bước 2: Xác định chiến lược cần triển khai (G)

Bước 3: Xác định các chiến thuật cần có (S)

Bước 4: Xác định thước đo và kết quả của chiến thuật (M)

Giai đoạn 2: Làm OGSM cho bộ phận

Bước 1: Xác định chiến lược của bộ phận dựa vào phần G trong OGSM công ty (O)

Bước 2: Xác định chiến thuật cần triển khai (G)

Bước 3: Xác định các công việc lớn cần có (S)

Bước 4: Xác định thước đo và kết quả công việc lớn (M)

Giai đoạn 3: Làm OGSM cho vị trí

Bước 1: Xác định chiến thuật cần triển khai dựa vào phần G trong OGSM của bộ phận (O)

Bước 2: Xác định công việc lớn cần triển khai (G)

Bước 3: Xác định các kế hoạch hành động công việc cần có (S)

Bước 4: Xác định thước đo và kết quả của công việc cần hành động (M)

Phiên bản triển khai 2: Coi O là chiến lược. G là chỉ số và chỉ tiêu cần đạt (KPI). S là chiến thuật (kế hoạch hành động). M là cách thức và công cụ đo. Gồm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Làm OGSM cho công ty 

Bước 1: Xác định chiến lược (O)

Bước 2: Xác định thước đo và kết quả (G)

Bước 3: Xác định các chiến thuật cần có (S)

Bước 4: Xác định cách thức, công cụ đo lường (M)

Giai đoạn 2: Làm OGSM cho bộ phận.

Bước 1: Xác định chiến thuật cho bộ phận dựa vào OGSM của công ty (O)

Bước 2: Xác định thước đo và kế quả (G)

Bước 3: Xác định các kế hoạch hành động cần có (S)

Bước 4: Xác định cách thức, công cụ đo lường (M)

Giai đoạn 3: Làm OGSM cho vị trí

Bước 1: Xác định công việc cho cá nhân dựa vào OGSM của bộ phận (O)

Bước 2: Xác định thước đo và kế quả (G)

Bước 3: Xác định các kế hoạch hành động cần có (S)

Bước 4: Xác định cách thức, công cụ đo lường (M)

Lời kết,

OGSM là một công cụ lý tưởng bởi việc đơn giản hóa công việc quản trị mục tiêu. Nếu biết cách áp dụng nó vào KPI thì sẽ đem lại được hiệu quả cao trong doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu cách thức triển khai nó. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.  

HRBP là gì? Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp

HRBP chắc hẳn không còn là cụm từ xa lạ đối với người làm nhân sự. Vậy HRBP là gì? Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. HRBP là gì?

HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner có nghĩa là Đối tác kinh doanh Nhân sự. Đây là bộ phận đóng vai trò là đối tác của các phòng ban khác trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược tổng thể kinh doanh của doanh nghiệp.

HRBP vừa là đại diện nói thay những người lao động vừa là cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh với các bộ phận khác nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, phối hợp với giữa các bộ phận trong BU (Business Unit - đơn vị kinh doanh chiến lược. Do đó, HRBP phải là người có kiến thức và kỹ năng nhân sự chuyên sâu để có thể hiểu biết về chiến lược kinh doanh cũng như tầm nhìn doanh nghiệp.

2. Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp lớn hiện nay hầu hết đều áp dụng mô hình HRBP bởi những hiệu quả rõ rệt mà nhân viên HRBP mang lại. Họ là những người quản trị với nhiệm vụ thay đổi, định hướng cho toàn bộ tổ chức. Dưới đây là 4 vai trò quan trọng của HRBP đối với doanh nghiệp.

2.1 Strategic Partner - Đối tác chiến lược

HRBP thường là người trực tiếp liên hệ, trao đổi với các phòng ban chuyên biệt khác. Công việc chính của họ là tư vấn, điều chỉnh chiến lược nhân sự, đáp ứng thay đổi theo tình hình chung của doanh nghiệp.

Họ còn là người nắm rõ thước đo năng lực của toàn bộ nhân sự trong một tổ chức. Từ đó, đưa ra sự nhận diện về chiến lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của bộ máy nhân sự thực thi hiệu quả chiến lược kinh doanh.

Ngoài ra, HRBP còn hiểu rõ sự góp sức của các nhân tài đến sự phát triển doanh nghiệp. Điều này giúp HRBP lên kế hoạch tái cấu trúc nhân sự phù hợp với mục tiêu phát triển công ty.

2.2 Operations Manager - Quản lý hoạt động

Với vai trò quản lý hoạt động, HRBP có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa công ty, quy định, quy trình làm việc, chính sách đãi ngộ. Khi có sự thay đổi về quy định hay chính sách nào đó thì HRBP sẽ là người cập nhật thông tin đến toàn bộ nhân viên.

Họ còn là người giám sát đội ngũ nhân viên trong quá trình làm việc. Từ đó, họ sẽ đưa ra đánh giá, nhận xét và thái độ, tác phong nhân viên ở các phòng ban. Kết hợp với bộ phận HR để tìm được những ứng viên có năng lực tốt, phù hợp với các vị trí chủ chốt trong công ty.

2.3 Responder - Phản ứng khẩn cấp

Trong một số trường hợp cần phản hồi thông tin, thắc mắc hay khiếu nại thì HRBP sẽ là nơi tiếp nhận và đưa ra giải pháp xử lý thỏa đáng. Bộ phận HRBP còn phải xác định dự trù những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để có những phản ứng nhanh chóng, kịp thời và hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.

2.4 Employee Mediator - Người hòa giải

Mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp là vấn đề không thể tránh khỏi. HRBP sẽ là người đảm nhận sứ mệnh hòa giải những mâu thuẫn đó và sẵn sàng ứng phó với sự thay đổi đột ngột về cấu trúc nhân sự trong một tổ chức để đưa ra những phương pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp.

Lời kết,

Bài viết trên đây của Blognhansu đâ cho chúng ta hiểu được HRBP là gì và vai trò của nó trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc trở thành một HRBP thực thụ.

Compensation là gì? Các loại Compensation thường thấy trong QTNS

Compensation là một khái niệm thường được sử dụng trong quản lý và quản trị nhân sự. Vậy compensation là gì? Các loại compensation trong quản trị nhân sự. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Compensation là gì?

Compensation là tổng số tiền mà một nhân viên nhận được khi làm việc bao gồm tiền lương cơ bản, chẳng hạn như tiền lương theo giờ và tiền lương hàng năm. Nó cũng bao gồm các giá trị lợi ích như kế hoạch bảo hiểm, hỗ trợ học phí và tiền thưởng. Đó là tổng số tiền mà người sử dụng lao động trả cho bạn để làm việc cho họ bao gồm tiền mặt và các ưu đãi khác.

2. Các loại Compensation thường thấy trong nhân sự

Dưới đây, Blognhansu sẽ “bật mí” cho bạn 7 loại Compensation thường thấy trong nhân sự.

2.1 Quyền lợi

Đây là một phần quan trọng của Compensation. Những lợi ích có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty bạn, những quyền lợi phổ biến bao gồm: lương hưu, lương nghỉ phép, lương nghỉ phép dài hạn, lương tăng ca.

2.2 Tiền thưởng 

Tiền thưởng là một loại Compensation mà chủ lao động của bạn có thể cung cấp tiền thưởng cho hiệu suất làm việc. 

2.3 Hoa hồng

Tiền hoa hồng là một hình thức Compensation trong đó nhân viên kiếm được tiền dựa trên những gì họ bán hoặc sản xuất. Điều này phổ biến hơn trong một số ngành nhất định, chẳng hạn như bán hàng, địa ốc, tuyển dụng...

Nếu được trả hoa hồng có nghĩa là bạn kiếm được một số tiền nhất định dựa trên doanh số hoặc sản lượng bán ra.

2.4 Tiền tips 

Trong một số lĩnh vực, bạn có thể kiếm thêm thu nhập dưới dạng tiền boa hay tiền tips. Điều này phổ biến hơn trong các ngành khách sạn và dịch vụ.

2.5 Lương làm thêm giờ

Nếu bạn kiếm được tiền lương theo giờ, bạn có thể kiếm thêm thu nhập dưới dạng tiền lương làm thêm giờ. Trong một số ngành như xây dựng, bán lẻ, an ninh thì chính phủ quy định thời điểm người sử dụng lao động phải trả tiền làm thêm giờ. Thông thường, đây là khi một nhân viên làm việc vào ngày nghỉ hoặc làm việc nhiều hơn lịch trình đã xác định của họ.

2.6 Quyền lựa chọn cổ phiếu

Một số doanh nghiệp có thể trả Compensation dưới dạng quyền chọn mua cổ phiếu, nghĩa là họ cho phép nhân viên của mình mua cổ phiếu của công ty với mức chiết khấu ưu đãi. Nếu nhà tuyển dụng của bạn đưa ra các lựa chọn về cổ phiếu, hãy cân nhắc xem xét hợp đồng một cách cẩn thận để xác định xem có giá trị như thế nào đối với bạn. Cá yếu tố Compensation bao gồm kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng bao nhiêu và khi nào bạn có thể bán chúng.

2.7 Quyền chọn chia sẻ lợi nhuận

Quyền này sử dụng trong các trường hợp này, một nhân viên nhận được một tỷ lệ nhất định dựa trên thu nhập tài chính của công ty trong khoảng thời gian đó. 

Lời kết,

Trên đây, Blognhansu đã cho các bạn biết về Compensation là gì cũng như các loại Compensation trong nhân sự. Mong rằng khi ứng tuyển vào bất kỳ công ty nào, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các gói Compensation để có sự lựa chọn đúng đắn nhất và đảm bảo các quyền lợi lao động cơ bản của bản thân.


Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Học thuyết XYZ là gì? Cách áp dụng học thuyết XYZ trong quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự luôn là vấn đề nan giải với mọi doanh nghiệp.Trên thế giới hiện nay có rất nhiều học thuyết quản trị nhân sự được áp dụng một trong số đó là học thuyết XYZ. Vậy học thuyết XYZ là gì? Cách áp dụng học thuyết XYZ trong quản trị nhân sự như thế nào? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu ngay nhé! 

1. Vậy học thuyết XYZ là gì? 

1.1 Học thuyết X 

Học thuyết X hình thành từ năm 1960 được Douglas Mc Gregor sáng lập. Học thuyết này đưa ra giả thuyết có thiên hướng tiêu cực của con người:

  • Con người từ khi được sinh ra đã có xu hướng không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức, thay vào đó họ tự cho mình là trung tâm.
  • Bản tính lười biếng, không muốn làm nhiều việc.
  • Không dám chịu trách nhiệm, không có chí tiến thủ, chịu sự lãnh đạo từ người khác.
  • Không có sự đổi mới, không được lanh lợi, dễ bị lôi kéo, lừa đảo với những người có dã tâm.

Từ những giả thuyết đó học thuyết X đưa ra những phương pháp luận truyền thống:

  • Quản lý nghiêm khắc bằng cách trừng phạt.
  • Quản lý ôn hòa dựa trên sự khen thưởng.
  • Quản lý nghiêm khắc và công bằng dựa trên sự trừng phạt và khen thưởng.

Học thuyết X còn được khái quát theo 3 quan điểm:

  • Nhà quản trị chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế dựa trên các yếu tố: Vật tư, con người, tiền, thiết bị.
  • Đối với nhân viên, họ cần được chỉ huy, kiểm tra và điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
  • Sử dụng các biện pháp khen thưởng, thuyết phục, trừng phạt để tránh người lao động biểu hiện hoặc chống đối với tổ chức.

1.2 Học thuyết Y

Học thuyết này cũng được Douglas Mc Gregor sáng lập vào năm 1960. Là bản chỉnh sửa của học thuyết X với những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người, cụ thể:

  • Lười biếng không phải bản tính bẩm sinh của con người nói chung.
  • Con người luôn có khả năng tiềm ẩn vấn đề ở đây là làm sao khơi gợi được tiềm năng đó.
  • Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu bản thân có sự thỏa mãn.
  • Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí điều là hiện tượng của con người.
  • Đe dọa và điều khiển không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người hoàn thành mục tiêu.

Học thuyết này có phần tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ chỉ đúng bản chất của con người. Nhưng nó cũng có những mặt hạn chế đó là việc tuân theo học thuyết Y có thể dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý. 

1.3 Học thuyết Z 

Được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước do tiến sĩ W. Ouchi sáng lập xây dựng trên cả lý luận và thực tiễn.

Về nội dung:

  • Nhân viên đưa ra những lời đề nghị của họ sau đó cấp trên mới đưa quyết định.
  • Chế độ làm việc lâu dài để nhân viên an tâm và tăng thêm tinh thần trách nhiệm trong công việc, khuyến khích nhân viên đưa ra những phương án đề nghị của mình.
  • Đo đếm, đánh giá chi li, rõ ràng, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động.
  • Quan tâm đến mọi vấn đề của người lao động, kể cả gia đình của họ.
  • Nên chú ý khâu đào tạo và phát triển năng lực của nhân viên.
  • Đánh giá, đề bạc nhân viên phải toàn diện, thận trọng.
  • Làm cho công việc hấp dẫn thu hút công nhân vào làm việc.

Thuyết có nhược điểm tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên nhưng lại đưa ra các phương pháp có hiệu quả dẫn đến sự thành công cho công ty. Và nó trở thành học thuyết quản trị nhân sự kinh điển được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

2. Cách áp dụng học thuyết XYZ trong quản lý nhân sự

2.1 Học thuyết X

Khi áp dụng có phần cứng nhắc và có những hạn chế:

Nhu cầu với môi trường làm việc chưa được chú trọng.

Người lao động tuy thích hưởng thụ nhưng khi có mục tiêu họ sẽ cống hiến hết mình.

Sự đổi mới sẽ có tác dụng nếu họ nhìn ra vấn đề.

Quản lý phải tạo ra cho người lao động nhìn nhận những lợi ích họ sẽ có khi họ tích cực và chăm chỉ.

2.2 Học thuyết Y

Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển thực hiện mục tiêu mà họ đang làm và tự đánh giá thành tích của mình.

Có các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng đem lại thu hoạch nội tại.

Người quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau.

Thực hiện nguyên tắc thống nhất mục tiêu giữa tổ chức và cá nhân.

Mặt khác, cũng giống như thuyết X, thuyết Y không tuyệt đối, nếu 2 thuyết này được kết hợp sẽ hoàn hảo hơn.

2.3 Học thuyết Z

Được nhiều công ty Nhật đưa vào ứng dụng thực tế và đưa nước Nhật trở thành cường quốc thế giới, vượt qua các nước  u Mỹ.

Các công ty  u Mỹ sau đó đã nhìn nhận lại vấn đề, học thuyết này tìm cách ứng dụng để cạnh tranh lại với công ty Nhật.

Bên cạnh đó, cũng có những điểm yếu căn bản như tạo ra sức ỳ lớn trong các công ty ở Nhật.

Lời kết,

Mong rằng bài viết trên đã giúp cho bạn có những thông tin hữu ích để giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn và áp dụng được học thuyết XYZ vào quản trị nhân sự.